Trong số này, lao động đang tham gia BHTN là 7,79 triệu người; đã dừng tham gia BHTN là 550.000 lao động. Tổng số tiền hỗ trợ đã được chi trả là 19.832 tỉ đồng.

Cùng với đó, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 780 đơn vị với 140.524 lao động tại 57/63 tỉnh, thành phố được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 962 tỉ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan này đã xác nhận danh sách hơn 2,22 triệu lao động của 61.532 đơn vị sử dụng lao động trên toàn quốc để hưởng các chính sách hỗ trợ, trong đó có hơn 1,63 triệu người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 55.754 đơn vị; hơn 383.000 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 4.300 đơn vị; 3.000 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 26 đơn vị; gần 71.000 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 của 947 đơn vị, được người sử dụng lao động (NSDLĐ) vay vốn trả lương ngừng việc. Ngoài ra, có trên 106.000 lao động được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động) của 299 đơn vị; 29.790 lao động được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 206 đơn vị.

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, yêu cầu BHXH các địa phương trong tuần này phải thực hiện xong việc thông báo giảm đóng BHTN cho doanh nghiệp; sau đó sẽ tập trung chi trả hỗ trợ cho người lao động, nhất là người lao động có thẻ ATM, đang làm việc tại các doanh nghiệp. Cố gắng rút ngắn thêm quy trình thực hiện ở từng khâu nghiệp vụ.

Nguồn: https://nld.com.vn/