Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Mỗi năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đều có mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội. Đây là hệ số giúp bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau, vì thế, còn được gọi là hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.

Theo Thông tư 36 có hiệu lực từ ngày 20/02/2022, hệ số trượt giá năm nay có sự tăng nhẹ. Cụ thể:

leftcenterrightdel
 

Giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995: Tăng 0,09.

Giai đoạn đóng BHXH năm 1995: Tăng 0,08.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 1996 - 1999: Tăng 0,07.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2000 - 2003: Tăng 0,06

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2004 - 2007: Tăng 0,05.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2008 - 2009: Tăng 0,04.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2010 - 2013: Tăng 0,03.

Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 - 2020: Tăng 0,02.

Hệ số trượt giá BHXH năm 2022 "nhích nhẹ" so với năm 2021 khiến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng. Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng tăng theo, trong đó có tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, tiền lương hưu hằng tháng, tiền trợ cấp tuất một lần…

Tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ

Theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1-2-2022, thời gian làm việc, làm thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng tăng 12 giờ/tuần và 8 giờ/tháng. 

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 72 giờ/tuần.

- Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng.

leftcenterrightdel
 

- Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về thời giờ làm việc, làm thêm theo tuần hoặc theo tháng, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH .

- Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ/năm.

Tăng mức hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

Có hiệu lực từ ngày 21-2-2022, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ cho NLĐ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, đơn cử như:

- Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài.

Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/trường hợp.

(Hiện nay, theo Quyết định 144/2007/QĐ-TTg , mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/trường hợp)

- Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/trường hợp.

Điều chỉnh mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động

Đầu tháng 2-2022 cũng là thời điểm áp dụng Thông tư 21/2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Những chính sách mới về lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 2/2022 - 2

Thông tư này đã điều chỉnh lại mức trần thù lao môi giới xuất khẩu lao động như sau:

leftcenterrightdel
 

Lao động Việt Nam chuẩn bị ra nước ngoài làm việc Ảnh: minh họa (Nguồn: Internet)

Từ 1-2-2022: ≤ 0,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng làm việc. Hợp hợp đồng lao động có thời hạn từ 36 tháng trở lên: ≤ 1,5 tháng tiền lương.

Trước đó, mức trần thù lao môi giới xuất khẩu lao động tính đến hết ngày 31/1/2022 chỉ là ≤ 1 tháng lương/người lao động cho 1 năm hợp đồng.

Bên cạnh đó, Phụ lục X Thông tư này còn công bố mức thù lao theo hợp đồng môi giới tại một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể như sau:

- Mọi ngành, nghề tại thị trường Nhật Bản, Thái Lan: 0 đồng.

- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc: 0 đồng.

- Lao động giúp việc gia đình tại Ma-lai-xi-a, Bru-nây và các nước Tây Á: 0 đồng.


nld.com.vn